Những cây chè cổ thụ cao hơn đầu người, thân mốc trắng, tán xòe rộng hàng chục mét, nhưng bám chắc rễ trên sườn núi cheo leo.

Chè shan tuyết cổ thụ là đặc sản của các xã vùng cao tỉnh Yên Bái như Phình Hồ, Xà Hồ (huyện Trạm Tấu); Sùng Đô, Suối Quyền, Nậm Lành, Nậm Mười (huyện Văn Chấn). Trong đó, nổi tiếng nhất là chè shan tuyết Suối Giàng (xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn).

Văn Chấn hiện có khoảng 423 ha chè shan tuyết. Cây mọc cách khoảng, cứ vài mét lại có một gốc mốc trắng. Cây cổ thụ nhất hơn 300 tuổi, cây non nhất cũng trên 100 năm.

Chè shan tuyết hợp với khí hậu, đất đai và nguồn nước suối Giàng nên xanh tốt quanh năm, mà không cần phải bón phân hay phun thuốc trừ sâu. Cây sinh trưởng tự nhiên giữa vùng khí hậu quanh năm mát mẻ, mây mù bao phủ. Búp non có hương vị chát dịu, hậu vị ngọt đậm đà và hương thơm khó quên.

Phương pháp chế biến chè trước đây được thực hiện thủ công, đòi hỏi kinh nghiệm của thợ làm chè. Sau khi hái những búp non, người thợ phải cẩn thận sàng lọc, nhặt kỹ các lá sâu. Củi sao chè phải ráo để giữ lửa cháy đều, căn lửa phù hợp để búp chè vừa tới độ giòn, cho hương vị thơm ngon nhất.

Ngày nay, máy móc được đưa vào trong quá trình chế biến giúp tăng sản lượng, bảo quản chè tốt hơn, song lại càng đòi hỏi người thợ có kỹ thuật tốt, nắm vững quy trình biến đổi của chè khi chế biến.

Sau khi hái, búp chè sẽ được vận chuyển ngay tới khu vực xào men. Quá trình vận chuyển này không để quá 4 giờ đồng hồ nhằm đảm bảo búp chè còn tươi, chất lượng đảm bảo. Trong quá trình sao chè, muốn giữ được lớp tuyết trắng trên búp, người thợ phải càng kỳ công, khéo léo.

Du khách đến Suối Giàng theo tour có thể tự mình trèo lên những cây chè cổ thụ hái những búp xanh non, tự pha và nếm hương vị tươi của giống chè quý vùng cao.

Trà Shan Tuyết hiện đang được tiêu thụ ở Yên Bái,Hà Nội,và một số tỉnh lân cận,với sản lượng vô cùng lớn từ 400-500 tấn mỗi năm.Trà Shan Tuyết còn là món quá vô cùng ý nghĩa dành tặng người thân vào mỗi dịp Tết đến xuân về,và mang những thông điệp vô cùng ý nghĩa.

Ngày nay, máy móc được đưa vào trong quá trình chế biến giúp tăng sản lượng, bảo quản chè tốt hơn, song lại càng đòi hỏi người thợ có kỹ thuật tốt, nắm vững quy trình biến đổi của chè khi chế biến.

Sau khi hái, búp chè sẽ được vận chuyển ngay tới khu vực xào men. Quá trình vận chuyển này không để quá 4 giờ đồng hồ nhằm đảm bảo búp chè còn tươi, chất lượng đảm bảo. Trong quá trình sao chè, muốn giữ được lớp tuyết trắng trên búp, người thợ phải càng kỳ công, khéo léo.

Du khách đến Suối Giàng theo tour có thể tự mình trèo lên những cây chè cổ thụ hái những búp xanh non, tự pha và nếm hương vị tươi của giống chè quý vùng cao.

Trà Shan Tuyết hiện đang được tiêu thụ ở Yên Bái,Hà Nội,và một số tỉnh lân cận,với sản lượng vô cùng lớn từ 400-500 tấn mỗi năm.Trà Shan Tuyết còn là món quá vô cùng ý nghĩa dành tặng người thân vào mỗi dịp Tết đến xuân về,và mang những thông điệp vô cùng ý nghĩa.